GIỚI THIỆU

NẤM CÔNG NGHỆ CAO

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY NẤM CNC

 

1. Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV SẢN XUẤT NẤM CÔNG NGHỆ CAO

Mã số doanh nghiệp: 6400373670 – do Sở Kế hoạch và đầu tư Đắk Nông cấp ngày 08 tháng 08 năm 2017; Đăng kí thay đổi lần 2, ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Địa chỉ trụ sở: Lô CN6.3, thuộc lô CN6 Khu công nghiệp Tâm Thắng, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông

Thông tin người đại diện theo pháp luật: Họ và tên: Lê Hồng Vinh

Chức danh: Giám đốc

2. Nấm ăn giá trị, công dụng và phát triển thành ngành sản xuất nấm

Việc nghiên cứu và phát triển sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với con người. Ngoài giá trị dinh dưỡng (rất giàu protein, glucid, lipid, các axit amin, vitamin, các khoáng chất,v.v…); nấm còn có các hoạt chất sinh học (các chất đa đường, axit nucleic,v.v…) Vì vậy có thể coi nấm như một loại “rau sạch”, “thịt sạch” và là loại “thực phẩm thuốc”.

Nấm ăn và nấm dược liệu là các loài nấm lớn đã được con người thu hái trong thiên nhiên và sử dụng từ hàng ngàn năm nay. Trong các loại nấm ăn, nấm cao cấp được nuôi trông trong điều kiện lạnh nghiêm ngặt về nhiệt độ, độ ẩm được coi là loại nấm ăn ngon, giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao. Hiện nay, nấm trong tự nhiên còn không đáng kể do tình trạng chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường và nạn khai thác bừa bãi làm cạn kiệt nguồn nấm tự nhiên do dó các nước phát triển đang chú trọng việc sản xuất nấm công nghiệp để cung cấp cho nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn; còn các nước đang phát triển cũng đang tiếp cận với công nghệ sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, trong đó nấm ăn là loại nấm được ưu tiên phát triển trên diện rộng.

Ở Việt Nam hiện nay nghề trồng nấm đang trên đà phát triển, tổng sản lượng các loại nấm của cả nước đạt trên 500.000 tấn/năm. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng trang trại, tổ chức sản xuất nấm, mang lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm. Nghề trồng nấm đang được Nhà Nước đặc biệt quan tâm, ngày 16/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 439/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục sản phẩm quốc gia từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2025, trong đó nấm ăn và nấm dược liệu được xếp vào danh mục sản phẩm dự bị ngang với cá da trơn và sản phẩm vi mạch điện tử, giao cho Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì xây dựng chiến lược phát triển.

3. Nguyên liệu sản xuất nấm ở Việt nam từ phụ phẩm nông nghiệp

Nguyên liệu trồng nấm  chủ yếu là các loại phụ phẩm sau thu hoạch nông lâm nghiệp như lõi ngôi (cùi bắp) được thu từ sản xuất ngô của các tỉnh vùng Tây Nguyên (1 năm ít nhất là 2 vụ, đạt hàng ngàn tấn), bông hạt (bao gồm vỏ quả, hạt quả bông và bông vụn, bông bẩn loại ra của các nhà máy dệt vải sợi), mùn cưa cao su từ các xưởng chế biến lâm sản của các loại gỗ mềm, không có độc tố (hiện nay chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ tạp từ nhóm 6 đến nhóm 8), là những loại nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền, sẵn có, chỉ sử lý đơn giản, ít ngày đã có thể đưa vào sản xuất dễ dàng và thuận tiện. Góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch cho ngành nông nghiệp đưa lại sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị thực phẩm sạch cho con người;

4. Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam và sự ra đời của cty nấm CNC

Tuy nhiên để trồng nấm trở thành một nghề sản xuất hàng hóa ở Việt Nam đem lại giá trị của sản phẩm, giải quyết các lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường thì việc tuyên truyền, đào tạo tập huấn kỹ thuật, cập nhật các công nghệ mới cần phải đẩy mạnh hơn nữa thông qua các chương trình phát triển sản xuất các loại nấm ăn theo hướng công nghiệp phù hợp với điều kiện đầu tư và công nghệ Việt Nam!

Chính vì thế Công ty TNHH MTV Sản xuất nấm Công nghệ cao sau xem xét đầy đủ các yếu tố cần và đủ để thành lập tại tỉnh Đắk Nông là rất phù hợp, hội tụ đầy đủ về con người, khí hậu, nguyên nhiên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất tạo ra hàng hóa các loại nấm cao cấp có giá trị về kinh tế và nguồn thực phẩm sạch phục vụ đời sống cho con người; Công ty đã tập trung nuôi trồng các loại nấm ăn cao cấp như  nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm ngọc châm, nấm hải sản trong điều kiện phòng lạnh từ nhiệt độ 3-16 0C từ công nghệ của Việt Nam có sản lượng nấm đạt 100 tấn nấm/năm trên diện tích 2,5ha

Xây dựng nhà máy sản xuất giống nuôi trồng và chế biến nấm, sản xuất nấm cao cấp thương phẩm có tính hàng hóa tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, sử dụng các thiết bị hiện đại tạo ra lượng sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao. Mô hình này là tâm điểm để thu hút các mô hình vệ tinh trong liên kết sản xuất theo chuỗi nhằm điều tiết thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm. Cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ vệ tinh và các đối tượng khác có nhu cầu tham gia sản xuất nấm. Giám sát chất lượng, thu mua sản phẩm của các hộ vệ tinh nếu họ không tự tiêu thụ hết. 

5. Sự cần thiết đầu tư và ra đời công ty TNHH MTV sản xuất nấm công nghệ cao

       – Từ những năm 1990 tại địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có những hộ gia đình trồng nấm nhỏ lẻ, chủ yếu là trồng mộc nhĩ trên các loại gỗ rừng, tự đáp ứng nhu cầu của từng hộ gia đình.

– Sau năm 2004, khi tái thành lập tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành đã quan tâm đến chương trình phát triển nông nghiệp sạch trong đó có phát triển sản xuất nấm; tuy nhiên việc thực hiện chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, sản lượng chưa đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là việc tổ chức triển khai và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nấm chưa được chú trọng, các trang trại và các hộ nông dân chưa có ý thức, chưa thực hiện liên kết, khâu nối với nhau từ sản xuất hàng hóa tới tiêu thụ nên sản lượng, chất lượng không đồng đều, không kích thích nhu cầu sử dụng nấm của thị trường, nên đã có những lúc sản phẩm dư thừa cục bộ, lúc lại thiếu làm cho tâm lý của người sản xuất lo sợ, chỉ đầu tư vào chủng loại nấm có tính an toàn hơn như Mộc Nhĩ (có thể sấy khô bảo quản tiêu thụ trong thời gian dài mà không bị hư hại hay mất giá).

– Với các lợi thế của tỉnh Đắk Nông về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu sẵn có (chủ yếu là mùn cưa cao su) và các phế phẩm của nông nghiệp như: lỏi ngô, cám ngô, bông hạt, bã mía… nguồn nhân lực dồi dào, việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến với sự hỗ trợ của thiết bị công nghiệp, sẽ tạo ra lượng hàng hóa có giá trị cao là các loại nấm tươi phục vụ nhu cầu thị trường, việc tổ chức sản xuất theo chuỗi sẽ giúp kiểm soát được chất lượng sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường, kể các các đối tượng khó tính nhất; nếu trong trường hợp dư thừa cục bộ thì sẽ có kế hoạch sấy khô bảo quản và tìm thị trường tiêu thụ. Do đó dự án hoàn toàn có tính khả thi khi đi vào hoạt động và có tính lâu dài bền vững có tính chất đầu tàu dẫn dắt ngành nấm tại địa phương phát triển.

Nhu cầu tiêu thụ nấm tươi ngày càng cao nhất là các thành phố, đô thị lớn, thị trường đỏi hỏi sản lượng thường xuyên ổn định, chất lượng đảm bảo tươi mới, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ có liên kết sản xuất theo chuỗi mới kiểm soát và cho ra lượng hành hóa ổn định đáp ứng nhu cầu nêu trên của thị trường.

Đáp ứng các đòi hỏi đó, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo ra lượng hàng hóa sạch của huyện Cư Jút, của tỉnh Đăk Nông, xem xét lợi ích của việc đầu tư sản xuất nấm hàng hóa, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất nấm công nghệ cao xây dựng dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất nấm cao cấp trong điều kiện phòng lạnh có nhiệt độ từ 3-16 0C theo chuỗi giá trị tại tỉnh Đăk Nông”; phương thức triển khai dự án là xây dựng một mô hình nhà máy có năng lực sản xuất nấm hàng hóa có tính đầu tàu tại Công ty, phát triển các hộ gia đình xung quanh theo kiểu vệ tinh hỗ trợ gia công một số công đoạn kỹ thuật để tạo ra lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các hộ, địa phương khác có nhu cầu sản xuất nấm.

6. Các căn cứ pháp lý

– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;

– Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

– Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

– Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 củaQuốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

– Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

– Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

– Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý PHƯƠNG án và tư vấn đầu tư xây dựng;

– Quyết định số 44/QĐ-BXD ngày 14/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2018;

– Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát trển Sản phẩm nấm Quốc gia đến năm 2020.

– Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục sản phẩm Quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó sản phẩm nấm được xếp vào danh mục các sản phẩm dự bị trong số các sản phẩm được ưu tiên phát triển.

– Quyết định số 191 và 193/QĐ-TT-CLT ngày 09/5/2011 của Cục trưởng Cục trồng trọt “Về việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới”.

– Công văn số 147/QDNNVV-NVCV, ngày 26/07/2021 của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa về việc phối hợp phổ biến thông tin hỗ trợ tài chính đối với DNNVV của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Căn cứ Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát trển Sản phẩm nấm Quốc gia đến năm 2020.

– Căn cứ Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục sản phẩm Quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, trong đó sản phẩm nấm được xếp vào danh mục các sản phẩm dự bị trong số các sản phẩm được ưu tiên phát triển.

– Căn cứ quyết định số 191 và 193/QĐ-TT-CLT ngày 09/5/2011 của Cục trưởng Cục trồng trọt “Về việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới”.

– Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nấm tươi cao cấp trong tỉnh và các thành phố lớn trong nước, nhu cầu xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, căn cứ vào khả năng của Công ty.

7. Chứng nhận Organic (sản phẩm hữu cơ)
z5439075779378_3eeb26243a24439c86240f12cb130cac

z5439075779041_0ad8f8d0dff22bf47f33d1a952701dab z5439075786936_c6276dbe79d83820de5a61079a6d10e6 z5439075793202_4ac560a02ec03240bcdcb70b75b184a5

8. Mục tiêu xây dựng phương án sản xuất của công ty

Mục tiêu chung:

– Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm, sản xuất nấm cao cấp trong điều kiện phòng lạnh có nhiệt độ từ 3-16 0C theo chuỗi giá trị tại tỉnh Đắk Nông.

– Sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện phục vụ cho nhu cầu sử dụng của nhà máy trong sản xuất và sịnh hoạt ; Số điện còn dư sẽ ký kết hợp đồng mua bán với Điện lực, chủ động được nguồn điện sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch.

Mục tiêu cụ thể:

– Xây dựng nhà máy sản xuất giống nuôi trồng và chế biến nấm, sản xuất nấm cao cấp thương phẩm có tính hàng hóa tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông, sử dụng các thiết bị hiện đại tạo ra lượng sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao. Mô hình này là tâm điểm để thu hút các mô hình vệ tinh trong liên kết sản xuất theo chuỗi nhằm điều tiết thị trường trong việc tiêu thụ sản phẩm. Cung ứng giống, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ vệ tinh và các đối tượng khác có nhu cầu tham gia sản xuất nấm. Giám sát chất lượng, thu mua sản phẩm của các hộ vệ tinh nếu họ không tự tiêu thụ hết. Thực hiện hết công suất đầu tư giai đoạn 1 đạt 200 tấn nấm/ năm, doanh thu đạt 18 tỷ/ năm!

– Đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên làm chủ được công nghệ, thuần thục trong sản xuất, tư vấn, chuyển giao công nghệ cho các đối tượng khác; cập nhật cải tiến công nghệ, ứng dụng các công nghệ mới.

– Sử dụng năng lượng mặt trời để phát điện phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bản thân; Bán điện còn dư cho Điện lực, chủ động được nguồn điện sử dụng trong sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường.

– Giảm bớt gánh năng thiếu điện cho hệ thống Lưới điện quốc gia trong các tháng cao điểm.

Tạo công ăn việc làm với thu nhập tốt và ổn định cho người dân địa phương, góp phần giải quyết tình trạng nông nhàn.

Góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiền trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế của địa phương.

Xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà xưởng để đáp ứng nhu cầu điện năng hiện có và bán điện ngược cho EVN.

Trên cơ sở mặt bằng hiện có, thiết kế và lắp đặt một hệ thống điện mặt trời có công suất 1.000 kWp.

Thực hiện nhiệm vụ của công ty là xây dựng nhà máy mang tên

“ NĂNG LƯỢNG XANH – THỰC PHẨM SẠCH”

 

HÌNH ẢNH

SẢN PHẨM